Tổng quan về bệnh Tiêu Hóa
Hệ tiêu hóa gồm tất cả những bộ phận đóng vai trò nhai, nuốt và tiêu hóa thức ăn. Bệnh tiêu hóa xuất hiện khi hệ thống trên xuất hiện những bất thường gây ảnh hưởng tới quá trình này. Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, xì hơi,… là triệu chứng phổ biến của bệnh lý trên. Theo số liệu nghiên cứu thống kê hiện nay, mỗi người sẽ ít nhất mắc 1 bệnh lý này trong đời, trong đó chiếm tỉ lệ lớn là bệnh về thực quản, bệnh dạ dày (đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày), hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết,…..
Các bệnh lý về đường tiêu hóa không chỉ gây triệu chứng khó chịu mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, nếu cơ thể đang có dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán, từ đó được bác sĩ xây dựng phác đồ chữa bệnh phù hợp nhất.
Các cố vấn chuyên môn của Tạp chí đông y sẽ mang lại cho các bạn những thông tin chính xác, hữu ích đồng thời cung cấp giải pháp điều trị an toàn.
Các bệnh lý Tiêu Hóa thường gặp
Bài test kiểm tra sức khỏe Tiêu Hóa
Phương pháp điều trị bệnh tiêu hóa
Có rất nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và bệnh cũng được chia thành nhiều giai đoạn. Ở mỗi chứng bệnh và giai đoạn riêng, bệnh tiêu hóa sẽ được chỉ định áp dụng 1 phương pháp điều trị riêng biệt.
Sử dụng thuốc Tây y
Thông thường, phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến nhất là sử dụng thuốc Tây y. Thuốc có hoạt tính cao, giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh gây ra. Y học hiện đại không ngừng nghiên cứu và phát triển những dòng thuốc đặc trị cho từng chứng bệnh. Sau khi tiến hành các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, thuốc Tây y cũng có một một số nhược điểm như: Sử dụng trong thời gian dài sẽ gây biến chứng suy gan thận, yếu sinh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Đặc biệt, hiện nay có không ít người gặp tình trạng phụ thuộc thuốc hoặc kháng thuốc, nhờn thuốc, nguyên nhân chủ yếu là làm dụng thuốc, sử dụng quá liều, không theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc Tây y hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường ruột như sau:
- Nhóm thuốc Sulfamid: Đây là một trong những nhóm thuốc kháng sinh đường ruột được sử dụng nhiều tại các bệnh viện, phòng khám. Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, đặc biệt là viêm ruột, lỵ trực khuẩn. Ngoài ra còn được dùng trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não,...
- Nhóm thuốc Amoxicillin: Thuốc có tác dụng điều trị giảm nhanh các triệu chứng bệnh đường ruột. Tuy nhiên, thuốc có thành phần dược tính khá cao nên người bệnh cần sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc giảm đau và co thắt: Đối với người bệnh thường xuyên gặp triệu chứng đau và co thắt bụng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như No-spa, spasfon, duspatalin,... Sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp giảm đau, chống co thắt, cải thiện triệu chứng đầy hơi, chướng bụng,...
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này có khả năng giảm triệu chứng viêm tại các bộ phận của đường ruột như đại tràng, tá tràng,... Đồng thời cũng ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả.
Sử dụng laser trị bệnh tiêu hóa
Phương pháp này sử dụng chùm tia Laser với bước sóng phù hợp nhằm loại bỏ các mô tế bào gây bệnh. Đốt laser thường được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ hoặc điều trị u tại ruột non. Có 2 loại tia laser chính được áp dụng gồm:
- Chùm laser CO2: Đây là chùm laser ánh sáng hẹp và không màu, được tạo ra từ dòng điện mạnh chạy qua hệ thống kích có chứa khí CO2.
- Chùm tia laser ND: Chùm tia laser này có cường độ thấp hơn so với tia laser CO2. Vậy nên, chùm tia này được đánh giá mức độ an toàn cao hơn, nhưng hiệu quả không tốt bằng tia laser CO2.
Phương pháp sử dụng tia laser điều trị bệnh được các chuyên gia khen ngợi nhờ mang nhiều ưu điểm như mức độ xâm lấn thấp, có thể điều chỉnh được cường độ và bước sóng phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, ít gây chảy máu và thời gian hồi phục rất nhanh. Bên cạnh đó, chi phí điều trị bệnh với phương pháp này cũng rất hợp lý.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật tiêu hóa là phương pháp dùng trong điều trị bệnh tại các bộ phận tiêu hóa của cơ thể như thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non, trực tràng,... Phương pháp được thực hiện nhằm loại bỏ các khối u, ung thư hoặc phần đang bị tổn thương của cơ quan tiêu hóa.
Một số bệnh lý đường tiêu hóa sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật như:
- Viêm ruột thừa, viêm ruột.
- Ung thư ruột.
- Bệnh túi thừa (là những túi nhỏ được hình thành trong ruột già).
- Bệnh thoát vị thành bụng, sa trực tràng,...
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ hở. Cụ thể như sau:
- Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp ít xâm lấn, bác sĩ sẽ rạch 1 đường nhỏ trên da, sau đó đưa dụng cụ có gắn camera phóng đại vào để quan sát tổng thể khu vực, sau đó tiến hành cắt bỏ những bộ phận bất thường. So với mổ hở truyền thống, phương pháp mổ nội soi có nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, nhanh lành, giảm nguy cơ nhiễm trùng, rút ngắn thời gian hồi phục.
- Phẫu thuật mổ mở: Đây là phương pháp truyền thống, được áp dụng từ rất lâu trước đây, được áp dụng trong những trường hợp mổ nội soi không giải quyết được. Do vết mổ lớn, phẫu thuật mổ mở tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe hơn mổ nội soi.
Tuy nhiên, dù là phương pháp phẫu thuật nào, bạn cũng cần lựa chọn những bệnh viện uy tín để tiến hành. Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cùng hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ sẽ giúp giảm tối đa tỷ lệ tai biến phẫu thuật, nhiễm trùng, chảy máu,...
Mẹo điều trị bệnh tiêu hóa tại nhà
Trường hợp bệnh tiêu hóa ở mức độ nhẹ, với những triệu chứng khó tiêu, chướng bụng, hơi hay đau bụng âm ỉ thì hoàn toàn có thể áp dụng những mẹo điều trị bệnh tại nhà như sau:
- Uống nhiều nước: Để cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, bạn cần uống đủ lượng nước được khuyến nghị trong ngày. Bên cạnh dùng nước lọc thông thường, bạn có thể uống nước điện giải ion kiềm. Loại nước này có tính kiềm tự nhiên, giúp cân bằng môi trường acid - kiềm trong cơ thể, đồng thời giúp loại bỏ các gốc tự do gây bệnh hiệu quả. Các loại nước điện giải còn có khả năng thúc đẩy đào thải chất độc trong cơ thể ra ngoài nhanh chóng, ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ tại đường ruột gây bệnh.
- Vận động thường xuyên: Quá trình vận động sẽ thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, nhờ đó thúc đẩy chức năng, ngăn ngừa nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh táo bón, khó tiêu.
- Chọn thực phẩm lành mạnh: Đối với các bệnh về đường tiêu hóa, bạn ưu tiên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu, giàu vitamin và khoáng chất như cải bó xôi, rau lang, khoai lang, bông cải xanh, chuối, các loại hạt ngũ cốc,...
- Loại bỏ các thói quen xấu: Các thói quen xấu là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiêu hóa. Vậy nên, việc loại bỏ các thói quen xấu này sẽ giúp lấy lại sức khỏe cho hệ tiêu hóa, cải thiện tích cực triệu chứng bệnh. Người bệnh cần thiết lập một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học như: Ăn đúng giờ, nhai kỹ, không bỏ bữa, không nghịch điện thoại trong lúc xem phim.
Phương pháp điều trị bằng Đông y
Theo đông y, Vị tương đương dạ dày, Tỳ tương đương tuyến tiêu hóa (từ tuyến nước bọt cho tới gan, tụy, ruột non). Để điều trị bệnh về đường tiêu hóa sẽ cần chú trọng cải thiện Tỳ Vị. Sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị bệnh được nhiều người áp dụng nhờ ưu điểm lành tính, hiệu quả điều trị tận căn nguyên bệnh nên phòng ngừa tình trạng bệnh tái phát. Nhưng so với thuốc Tây, thuốc Đông y có nhược điểm là cần mất thời gian sắc thuốc, canh thuốc chuẩn, đồng thời cũng cần rất nhiều thời gian để thuốc phát huy tác dụng.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa trị bệnh tiêu hóa được áp dụng phổ biến:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị nhân sâm 16g, bạch truật 16g, bạch linh 16g, cam thảo 12g. Cho các dược liệu vào sắc với 1800ml nước, đợi đến khi nước thuốc sôi, cạn còn 200ml thì chắt ra cốc uống hằng ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu gồm nhân sâm 12g, phục linh 16g, bạch truật 16g, biển đậu 12g, cam thảo 8g, hoàng kỳ 12g. Cũng cho toàn bộ dược liệu vào ấm sắc với 1800ml nước, khi nước sôi, cạn còn 200ml thì tắt bếp, lọc bỏ bã và chắt ra uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị dược liệu gồm cây râu hùm 40g, cán cân 80g, đậu rừng 20g, cỏ liền an 20g, huyết dụ 20g, quýt bông 20g. Cho dược liệu vào ấm, sắc cùng 1200ml nước, đến khi sôi là có thể tắt bếp và chắt thuốc ra uống trong ngày.
Dù các bài thuốc có thành phần 100% dược liệu từ thiên nhiên, nhưng người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo những hướng dẫn của thầy thuốc để phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và tránh tiềm ẩn tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Dược liệu trị bệnh tiêu hóa
Trong tự nhiên có rất nhiều dược liệu đã được chứng minh với công dụng điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Không chỉ mang hiệu quả điều trị cao, các dược liệu này rất dễ kiếm, có giá thành tương đối rẻ và ít gây tác dụng phụ nên phương pháp này được rất nhiều người lựa chọn. Nhưng cần lưu ý rằng, sử dụng dược liệu chỉ được áp dụng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát. Còn đối với trường hợp bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nặng sẽ cần những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Lá mơ lông
Lá mơ lông được biết đến với công dụng điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ. Hiệu quả đến từ hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide được tìm thấy trong lá mơ lông, có tác dụng như thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus tại đường tiêu hóa. Lá mơ lông còn chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, trung hòa dịch vị dạ dày và thúc đẩy chữa lành thương tổn tại niêm mạc. Đặc biệt ,nhờ đặc tính mát, dùng lá mơ lông thường xuyên sẽ giúp cân bằng hệ tiêu hóa, điều hòa khí huyết, giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
Thì là
Thì là là cây gia vị với tên khoa học là Anethum Tombolens. Loại cây này thuộc họ nhà hoa tán, nguồn gốc từ các nước châu Á và khu Địa Trung Hải. Theo Đông y, thìa là có đặc tính ấm, vị đắng và cay nhẹ cùng mùi thơm đậm. Vậy nên, rau này mang tác dụng điều hòa âm dương, giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa, bệnh đường ruột, giảm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ,...
Sinh khương - Củ gừng
Một trong những dược liệu được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh tiêu hóa là Sinh khương. Tên gọi quen thuộc của dược liệu này là củ gừng, ngoài ra còn có nhiều tên khác như bào khương, can khương. Theo các nghiên cứu khoa học, chuyên gia phát hiện trong củ gừng có nhiều hoạt chất giúp chữa bệnh viêm đường ruột, kích thích tuyến nước bọt và thúc đẩy tăng sinh vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa. Đặc biệt, củ gừng có chứa hoạt chất giúp ức chế khả năng co bóp của dạ dày, ngăn ngừa ung thư đại tràng và một số triệu chứng liên quan đến đường ruột như chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đau bụng.
Khương hoàn - Củ nghệ
Củ nghệ còn có tên gọi khác là khương hoàn, co khản mỉn, khung lương, uất kim và tên khoa học là Curcuma longa L. Trong thành phần củ nghệ có chứa hàm lượng lớn chất curcumin trong nghệ - Hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn cao, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, nghệ giúp vết thương mau lành, bảo vệ niêm mạc ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời khắc phục một số triệu chứng như ợ hơi, đầy hơi khó chịu.
Hoàng liên
Hoàng liên là dược liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sử dụng trong Y học cổ truyền với tác dụng điều trị bệnh chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, kiết lỵ. Hiệu quả có được nhờ trong dược liệu có chứa hoạt chất berberin mang tính kháng khuẩn, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tại đường tiêu hóa. Hoàng liên còn có khả năng ức chế quá dạ dày chảy máu, viêm loét hữu hiệu.
Một số dược liệu khác cũng được Y học cổ truyền đánh giá cao trong công dụng điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như sau:
Huyệt đạo trị bệnh tiêu hóa
Xoa bóp, châm cứu hay bấm huyệt là phương pháp tác động vào các huyệt đạo thích hợp trên cơ thể, giúp thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ huyết ứ, điều hòa khí huyết, hỗ trợ điều trị tích cực cho các bệnh nhân đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp kích thích nhu động ruột, gia tăng khả năng co bóp dạ dày, nhờ đó quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra ổn định hơn.
Do các huyệt đạo này liên kết chặt chẽ với chức năng các tạng trong cơ thể. Do vậy phương pháp này được khuyến cáo không tự thực hiện tại nhà mà cần đến các phòng khám Đông y để được thầy thuốc tiến hành điều trị.
Để đảm bảo hiệu quả trị bệnh, ngăn ngừa tai biến nguy hiểm, quá trình châm cứu, xoa bấm huyệt đạo cần đảm bảo xác định đính huyệt, kiên trì thực hiện đủ liệu trình. Đặc biệt, phương pháp này chống chỉ định áp dụng cho những đối tượng như phụ nữ đang mang bầu, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người bị suy gan thận,...
Dưới đây là một số huyệt đạo trị bệnh tiêu hóa được áp dụng phổ biến hiện nay: