Tổng quan về bệnh Tiết Niệu
Hệ tiết niệu có chức năng đào thải chất lỏng dư thừa và các chất độc ra khỏi cơ thể sau khi kết thúc quá trình chuyển hóa, bao gồm các bộ phận: 2 quả thận, bàng quang, 2 niệu quản, niệu đạo và tuyến tiền liệt (ở nam giới).
Những bệnh lý về hệ tiết niệu có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi hay giới tính nào. Đặc biệt, tỉ lệ các ca mắc bệnh đang ngày càng tăng, trong đó tập trung vào các bệnh lý như: Sỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn đường tiểu, ung thư,… Các bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
Nguy hiểm hơn, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như tần suất đi tiểu bất thường, đau rát khi quan hệ, mệt mỏi, buồn nôn,… khiến người bệnh chủ quan mà không đi thăm khám sớm. Vậy nên, việc chủ động tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh tiết niệu sẽ giúp bạn có thể kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Các bệnh lý Tiết Niệu thường gặp
Triệu chứng bệnh tiết niệu phổ biến
Dưới đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý tiết niệu:
- Nước tiểu màu vàng đục, có lẫn máu.
- Nước tiểu có mùi khai nồng và hôi khó chịu.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày.
- Niệu đạo sưng đỏ, ngứa ngáy.
- Đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và vùng bụng dưới.
- Đau quát vùng kín khi quan hệ.
- Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, buồn nôn, lạnh người.
Bài test kiểm tra sức khỏe Tiết Niệu
Phương pháp điều trị bệnh tiết niệu
Các bác sĩ, chuyên gia khoa tiết niệu cho biết, các triệu chứng bệnh tiết niệu giai đoạn đầu gần giống với một số bệnh khác nên rất khó để xác định. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện bất thường nêu trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, từ đó có phác đồ điều trị hợp lý. Tùy vào từng bệnh và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp khác nhau, ví dụ như sau:
Sử dụng thuốc Tây y
Phương pháp điều trị bệnh tiết niệu phổ biến là sử dụng thuốc Tây y. Tùy từng triệu chứng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Hiện nay, những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm các cơn đau nhanh chóng, tiêu biểu là nhóm thuốc kháng viêm chứa Steroid.
- Thuốc chẹn canxi: Đây là nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh sỏi thận. Thuốc có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, từ đó khiến những viên sỏi (kích thước nhỏ) có thể được tống ra ngoài theo đường tiểu tiện. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm đau tốt.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng niệu đạo hoặc sỏi to gây nhiễm trùng. Các hoạt chất trong thuốc sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa biến chứng.
Những hiệu quả giảm nhẹ triệu chứng nhanh chóng từ thuốc Tây y là không thể phủ nhận. Hiệu quả này có được do hầu hết các loại thuốc được điều chế từ hóa dược tổng hợp, chứa hàm lượng lớn tá dược. Nhưng cũng chính điều này dẫn đến tình trạng người bệnh dễ gặp phải tương tác thuốc như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,... nếu sử dụng thuốc sai cách hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Vậy nên, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng khi chưa được sự cho phép.
Phẫu thuật chữa trị bệnh tiết niệu
Đối với những bệnh tiết niệu tiến triển đến mức độ nặng, không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này sẽ tác động dao kéo để sửa chữa hoặc loại bỏ những phần đã hư hỏng trong hệ tiết niệu, giúp bộ phận này hoạt động bình thường trở lại. Một số phương pháp phẫu thuật trị bệnh tiết niệu như sau:
- Phẫu thuật nội soi tán sỏi tiết niệu qua da hoặc ngược dòng niệu quản tán sỏi.
- Phẫu thuật nội soi trong hoặc sau quá trình phúc mạc lấy sỏi.
- Phẫu thuật trị u tuyến tiền liệt.
- Phẫu thuật cắt u bàng quang.
- Phẫu thuật tạo hình cho niệu đạo hoặc dương vật.
- Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn, ứ nước màng tinh hoàn,...
Mang đến hiệu quả điều trị tốt, nhưng phương pháp phẫu thuật cũng tiềm ẩn những nguy cơ bị nhiễm trùng, áp xe vết mổ, loạn nhịp tim,... Đặc biệt, tỷ lệ xuất hiện biến chứng sẽ càng gia tăng ở đối tượng người cao tuổi, người bị thừa cân hoặc những người có bệnh nền tim mạch, suy thận, tiểu đường. Vậy nên, trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện 1 loạt xét nghiệm cần thiết để xác định có đủ điều kiện sức khỏe tiếp nhận phương pháp điều trị này không.
Đặc biệt, người bệnh cần lựa chọn đơn vị bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín nhất để tiến hành phẫu thuật trị bệnh tiết niệu. Bởi tại đây sẽ có các bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm, phòng phẫu thuật được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất.
Mẹo điều trị bệnh tiết niệu tại nhà
Với tình trạng bệnh tiết niệu ở mức độ nhẹ, chưa cần dùng thuốc hay can thiệp các phương pháp ngoại khoa, người bệnh có thể áp dụng các mẹo điều trị bệnh tại nhà dưới đây để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Uống men vi sinh: Một trong những phương pháp điều trị bệnh tiết niệu là uống men vi sinh nhằm cung cấp vi sinh vật có lợi giúp đường tiết niệu khỏe mạnh. Đồng thời kích thích sản xuất hydrogen peroxide - hoạt chất có khả năng kháng khuẩn mạnh trong nước tiểu.
- Bổ sung nước cho cơ thể: Để điều trị các bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi thận,... ngay tại nhà, bác sĩ khuyến nghị người bệnh cần bổ sung nước nhiều hơn bình thường. Cụ thể, nếu người bình thường uống khoảng 2 lít/ngày, người bệnh nên uống 2.5 - 3 lít/ngày.
- Đi tiểu khi có nhu cầu: Bác sĩ cho biết, đi tiểu thường xuyên có thể thúc đẩy vi khuẩn khỏi đường tiết niệu. Đồng thời cũng làm giảm thời gian các vi khuẩn trong nước tiểu tiếp xúc với tế bào, từ đó hạn chế nguy cơ gây bệnh.
- Vệ sinh sau khi quan hệ: Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh đường tiết niệu do vi khuẩn lây lan khi quan hệ tình dục. Vậy nên, việc vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ vô cùng quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Cụ thể, các cặp đôi cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đi tiểu trước và sau khi quan hệ, sử dụng biện pháp quan hệ an toàn.
Các phương pháp này sẽ cần thực hiện hằng ngày và áp dụng trong điều trị bệnh tiết niệu ở giai đoạn nhẹ hoặc phòng ngừa bệnh. Nếu sau thời gian dài áp dụng thấy triệu chứng bệnh không thuyên giảm, thậm chí phát triển tiêu cực hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chỉ định phác đồ chữa trị phù hợp hơn.
Phương pháp trị tiết niệu bằng Đông y
Ứng dụng Đông y trong điều trị bệnh tiết niệu được nhiều người áp dụng hiện nay. Phương pháp này được đánh giá tương đối an toàn nhờ thành phần các bài thuốc 100% là thảo dược tự nhiên, hạn chế tối đa những tác dụng phụ so với sử dụng thuốc Tây y. Đặc biệt, mỗi bài thuốc sẽ được kết hợp giữa nhiều dược liệu quý, tác động đến căn nguyên bệnh. Nhờ đó, triệu chứng khó chịu được giảm hiệu quả và ngăn ngừa tối đa tỷ lệ tái phát.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị bệnh tiết niệu bằng Đông y sẽ đòi hỏi người bệnh cần bỏ nhiều công sức để sắc thuốc và canh thuốc, đồng thời, hiệu quả trị bệnh sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người, nên bệnh nhân sẽ phải thật sự kiên trì trong thời gian dài để thấy kết quả tốt nhất.
Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh tiết niệu mà bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu gồm rễ cỏ tranh 20g, thổ phục linh 20g, nhẫn đông đằng 10g, chi tử 10g. Cho các dược liệu vào ấm, thêm nước vừa đủ và sắc đến khi sôi thì tắt bếp, chia nước ra cốc để uống nhiều lần trong ngày. Uống đều đặn trong khoảng 3 - 4 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh tiết niệu giảm rõ rệt.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu gồm sinh địa hoàng 15g, kim tiền thảo 10g, hạt mã đề 16g, thạch hộc 12g, ngưu tất 12g, kim ngân hoa 20g, tỳ giải 16g và vỏ núc nắc 12g. Cho các dược liệu vào ấm để đun sôi với 600ml nước. Đợi khi nước thuốc sôi sẽ chắt ra cốc uống 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị dược liệu gồm đỗ trọng 10g, bạch truật 10g, đẳng sâm 10g, thổ phục linh 15g, cẩu tích 12g, trạch tả 10g, trần bì 6g và ý dĩ 15g. Sắc các dược liệu này với 1000ml, đợi đến khi nước sôi, cạn còn 450ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống trong ngày.
Dược liệu trị bệnh tiết niệu
Y học cổ truyền phát hiện nhiều dược liệu có tác dụng hữu hiệu trong điều trị bệnh tiết niệu. Cho đến nay, phương pháp sử dụng dược liệu chữa bệnh vẫn được nhiều người áp dụng nhờ tính hiệu quả, an toàn, ít tác dụng phụ và chi phí cũng không cao. Nhưng cần lưu ý rằng, do sử dụng hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, không có dược tính mạnh mạnh như thuốc Tây y nên phương pháp này chỉ dùng trong trường hợp bệnh còn nhẹ. Đồng thời, người bệnh cũng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Dùng râu ngô
Râu ngô là dược liệu được Y học cổ truyền đưa vào nhiều bài thuốc trị bệnh, trong đó có các bệnh lý về đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt,... Râu ngô nổi bật với đặc điểm vị ngọt, tính mát, mang đến công dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh lọc thận, thúc đẩy tăng cường quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể. Người bệnh đem râu ngô rửa sạch, sau đó nấu nước uống hằng ngày sẽ thấy triệu chứng khó chịu tại đường tiết niệu giảm hiệu quả.
Rau diếp cá
Rau diếp cá còn được gọi với nhiều tên khác như ngư tinh thảo, tập thái, rau vẹn,... Rau có vị tanh, tính hàn, được quy vào kinh phế, mang tác dụng tiêu thũng, thông tiểu hiệu quả. Các nghiên cứu của Y học hiện đại cũng đã chứng minh rau diếp cá có chứa nhiều chất kháng sinh, chống viêm như Flavonoid, decanonyl acetaldehyd giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, triệu chứng sưng viêm, phù nề tại niệu đạo cũng giảm bớt. Bên cạnh đó, nhờ tác dụng làm mát, lợi tiểu, diếp cá cũng được dùng trong điều trị sỏi thận hiệu quả. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá, đem rửa sạch rồi xay nhuyễn lọc lấy nước uống.
Hoàng bá
Hoàng bá (cây nghiệt mộc, hoàng nghiệt, nghiệt bá) là cây thân gỗ sống lâu năm, được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” nên ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh, trong đó có bệnh tiết niệu. Nghiên cứu đã phát hiện dịch chiết từ thân của cây hoàng bá có chứa những thành phần như: Berberin, Palmitin, Hyspiol B, Ocbaculacton, Magnoflatin,... có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài dùng trong điều trị viêm tiết niệu, hoàng bá cũng được dùng trong điều trị viêm ruột và viêm cổ tử cung. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu này bằng nhiều cách khác nhau như: Ngâm rượu, làm cao khô, sắc cùng một số dược liệu khác.
Cỏ nhọ nồi
Nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, đây là loại cây mọc hoang ở những vùng đồng cỏ. Trong Y học cổ truyền, nhọ nồi có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu, làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả. Y học hiện đại cũng đã phát hiện trong nước cây nhọ nồi có chứa nhiều hóa chất như Tanin, Flavonoid, Saponin, Glycoside Triterpene cũng nhiều acid hữu cơ giúp giảm triệu chứng đau rát, sưng viêm tại các bộ phận đường tiết niệu.
Để sử dụng dược liệu này, người bệnh có thể giã nát để lọc lấy nước uống hoặc đem sắc cùng một số dược liệu tương hợp khác. Bởi mỗi bệnh lý cụ thể khác nhau, nhọ nồi sẽ cần được kết hợp với dược liệu riêng để hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số dược liệu trị bệnh tiết niệu khác như:
Huyệt đạo trị bệnh tiết niệu
Bấm huyệt, châm cứu là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc được Y học cổ truyền ứng dụng từ rất lâu này. Cụ thể, thông qua những tác động trực tiếp lên huyệt đạo phù hợp sẽ giúp thông kinh hoạt lạc, điều trị khí khí hư, khí trệ và tăng cường chức năng cho các phủ tạng.
Đây là phương pháp đơn giản, không cần dùng thuốc nên có thể hạn chế tác dụng phụ tối đa. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo phát huy tối đa công dụng và an toàn cho người bệnh.
- Không tự ý châm cứu, bấm huyệt, cần thực hiện điều trị tại các cơ sở phòng khám uy tín để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp tự bấm huyệt tại nhà, cần xác định chính xác vị trí của huyệt.
- Không châm cứu, bấm huyệt vào vị trí da sưng đau, có vết thương hở để tránh viêm nhiễm nguy hiểm.
- Đảm bảo yếu tố vệ sinh như: Cắt gọn móng tay, khử trùng, sát khuẩn các dụng cụ hỗ trợ châm cứu bấm huyệt.
- Phương pháp châm cứu, bấm huyệt chống chỉ định cho các đối tượng như: Phụ nữ đang mang thai, người bị suy tim, suy gan thận, tiểu đường, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người bị rối loạn đông máu.
- Đối với trường hợp bệnh tiết niệu ở mức độ nặng như ung thư, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị chuyên sâu.
Dưới đây là hệ thống các huyệt đạo được ứng dụng trong phác đồ chữa trị bệnh tiết niệu:
Quan hệ khi bị viêm đường tiết niệu là KHÔNG NÊN, bởi:
- Làm bệnh nặng thêm: Kích thích niệu đạo, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Lây bệnh cho đối tác: Một số bệnh viêm đường tiết niệu có thể lây truyền qua đường tình dục.
- Ảnh hưởng đến khoái cảm: Đau đớn, khó chịu khiến việc quan hệ không còn thoải mái.
Hãy chờ đến khi:
- Hoàn thành điều trị: Các triệu chứng đã biến mất và bác sĩ xác nhận bạn đã khỏi bệnh.
- Không còn cảm thấy khó chịu: Đảm bảo bạn hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng cho hoạt động tình dục.